Bên bờ hạnh phúc

Chúng tôi bắt đầu chuyến hành trình của mình vào những ngày  hè, để đến với vùng đất miền Trung đầy nắng, gió và cát. Điểm đến của đoàn nhà báo trong chuyến đi dọc duyên hải miền Trung kỳ này là Quảng Ngãi- Lý Sơn, nơi đang lưu giữ những bằng chứng lịch sử hùng hồn về chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Mỗi thành viên trong đoàn có tâm trạng khác nhau. Có người chờ đợi nôn nao khi lần đầu tham gia hành trình trên khúc ruột miền Trung. Cũng có bạn vẫn còn say giấc đường dài.

Từ TP.HCM ra Quảng Ngãi bằng đường bộ theo quốc lộ IA dài 838km, qua Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định.

Ngang qua Bình Thuận, khách đường xa thích thú với hình ảnh đẹp mắt của những vườn Thanh Long xanh mướt.  Thanh Long vùng nầy cho trái ngon nổi tiếng , bán được khắp nơi trong nước và xuất khẩu.

Những trang trại thanh long có diện tích rong và gần các khu du lịch, đang là địa chỉ tham quan gắn với vui chơi, nghỉ dưỡng sinh thái, cũng nhằm quảng bá sản phẩm thanh long Bình Thuận.

 

 Mùa xanh của nhánh non, của trái chín đỏ trĩu cành màu sắc, hợp thành bức tranh sinh động trên vùng đất vốn nhiều đồi cát này.

Dọc theo quốc lộ 1A, đoạn dốc Cúng thuộc địa phận huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận những cây chong chóng khổng lồ, hứng gió biển cứ xoay liên tục , ai cũng ngắm nhìn thích thú. Đó là những tua- bin điện gió của Công Ty cổ phần năng lượng tái tạo Việt Nam đầu tư ở Bình Thuận . Đây cũng là dự án điện gió có quy mô công nghiệp đầu tiên của nước ta .

Ngoài các yếu tố về công nghệ thì điều kiện tiên quyết để có thể triển khai thực hiện dự án điện gió là phải có nguồn gió dồi dào. Và duyên hải Nam Trung bộ là nơi thích hợp.

Chưa dứt những câu chuyện đường xa, chúng tôi chọn điểm nghỉ chân đầu tiên ở Phan Rang đầy nắng gió. Những resort mang phong cách kiến trúc Chăm truyền thống thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Không gian đẹp cổ kính, có phần hoang dã và tĩnh lặng , sẽ là nơi lý tưởng nếu bạn muốn thư giãn và khám phá.

 

Một vài đồng nghiệp của chúng tôi không quên ghi lại những hình ảnh thú vị này.  Đây là một trong những bãi biển đẹp ở Việt Nam với rừng dương uốn mình  theo mé biển, tựa như dãy lụa xanh, trong nắng ấm quanh năm.

 

Hành trình tiếp tục qua Khánh Hòa rồi lên đèo Cả . Phong cảnh ở đây thật ngoạn mục .

Đường qua Đèo Cả dài 12km , nằm sát mé biển, tựa lưng vào vách núi, vượt qua dãy Đại Lãnh. Đỉnh đèo có độ cao 333m, là một trong những đèo hùng vĩ vào bậc nhất miền Trung. Đèo Cả gắn liền với Vũng Rô tạo nên một danh thắng gắn liền với lịch sử dân tộc. Nơi đây có địa thế hiểm trở, nên vua Lê Thánh Tông trên đường hành phương Nam đã dừng chân tại đây, tạo ra một trung tâm cư dân làm vùng đệm .

Vũng Rô – vịnh biển nhỏ và kín gió ở phía Bắc đèo Cả, là nơi tàu thuyền hội tụ , làm ăn sung túc, cũng là địa danh gắn liền với di tích con thuyền không số của đường Hồ Chí Minh trên biển…

Thời tiết ở đây nhiều mây và mưa nhiều, tạo nên nhiều thảm thực vật đặc biệt với nhiều loài cây quý có giá trị dược liệu cao.

 Sau đêm dừng chân ở TP. Quy Nhơn , cuộc hành trình tiếp tục cũng từ sáng sớm . Đường từ Quy Nhơn ra Quảng Ngãi không xa…

 Và Quảng Ngãi  chào đón chúng tôi với ấn tượng về địa danh điểm đến đầu tiên trong ngày mới : biển Sa Huỳnh.

Nơi chúng tôi dừng chân sáng nay là một bãi biển đẹp thuộc khu du lịch Sa Huỳnh. Nằm ở phía Nam tỉnh Quãng Ngãi thuộc huyện Đức Phổ, bãi Sa Huỳnh – được hiểu là Cát Vàng, như ngụ ý về một bãi biển tuyệt đẹp .  Đặc biệt , từ lâu Sa Huỳnh được biết đến bởi các di chỉ văn hóa khảo cổ học từ đầu thế kỷ 20 mang khái niệm “Văn Hóa Sa Huỳnh”. Bên cạnh đó, biển mặn, cát vàng cũng mang đến cho Sa Huỳnh một vựa muối lớn của miền Trung.

 

Vùng đất nầy đầy nắng, gió và cát…

Những cư dân đầu tien mà chúng tôi bắt gặp là những người dân làng chài xứ biển đang trong cuộc mưu sinh. 

Quãng Ngãi có các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh tồn tại cách đây 2.000-3.000 năm. Có văn hóa Chăm Pa với thành cổ Châu Sa, ngoài khơi có đảo Lý Sơn…Và có lẽ không có tỉnh nào hội đủ các loại hình du lịch như: du lịch di tích, du lịch danh nhân, du lịch danh lam thắng cảnh, lịch sử cách mạng, nghĩ dưỡng biển và du lịch sinh thái..vv…

 Đây là nơi lưu giữ hàng trăm ngàn cổ vật qua nhiều thời kỳ và được chia làm hai nội dung chính là Văn hóa cổ Chăm Pa và 2011 năm văn hóa Việt.

 

 Vào bảo tàng, khách đi qua một cổng tam quan được làm bằng gỗ của những loại cây quý, có nguồn gốc từ rừng Việt Nam, Lào, Malaysia… Người chủ nhân của bộ sưu tập cố giữ vẻ khiêm tốn khi giới thiệu với chúng tôi về thành quả của mình.     

Một khoảng không gian trưng bày các loại chum vại, vò được làm bằng đất nung Quảng Đức-Phú Yên.

 Những hiện vật khá nguyên vẹn, chứa đựng những câu chuyện từ nhiều thế hệ của hàng ngàn năm lịch sử.

 Những loại súng thần công được trưng bày tại đây, có cả súng Hỏa Hổ mà Nguyễn Huệ từng sử dụng trong cuộc tổng tấn công thần tốc quét sạch quân Thanh xâm lược vào mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789.

 Cũng có những khẩu thần công được trục vớt tại Sông Tiền-tỉnh Tiền Giang, từng là vũ khí trong trận Rạch Gầm-Xoài Mút lịch sử cách đây hơn 200 năm.

Những loại trống đồng nơi đây được tìm thấy từ khắp vùng miền tren cả nước, với đu kích cỡ , niên đại dọc theo chiều dài lịch sử – văn hóa Việt Nam. Ngoài ra, còn có các bộ binh khí, tế khí cùng niên đại cũng góp mặt trong bảo tàng này.        

 Áo, mão, gươm lệnh, cung tên..vv…. và những câu chuyện lịch sử như được ghi chép lại đầy đủ qua các cổ vật được trưng bày.

 Chủ nhân của bộ sưu tập cổ vật này còn dành một khoảng không gian riêng để trưng bày những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt trên các vùng miền của cả nước.        

 Riêng bộ sưu tập văn hóa cổ ChămPa là phong phú hơn cả. Có những bộ linga, yoni  được làm bằng vàng, rồi các loại tượng Chăm bằng đá được chạm khắc hết sức công phu, một số đồ bằng ngọc cũng được chạm trổ tinh xảo.

 

 



 

Bộ sưu tập văn hóa cổ Chămpa này có khoảng hơn 20.000 hiện vật được huy tập bằng nhiều cách khác nhau. Có những vật dụng, đồ trang sức, dụng cụ sinh hoạt hàng ngày được khai quật từ những công trình mộ táng trên khắp mọi miền đất nước. Các hiện vật như tái hiện về đời sống , sinh hoạt của một nền văn hóa cổ xưa.

Ngoài việc cất công sưu tầm cổ vật , chủ nhân của bảo tàng còn sang tận Lào, Malaysia để săn các loại danh mộc quý. Có những thân cây và bộ rễ có đường kính từ 3-5m và nhiều thân cây đã hóa thạch có hình dạng bắt mắt cũng hội tụ về đây. Từ những khối gỗ có đường kính lớn, chủ nhân của bảo tàng Chu Lai đã tạo nên những sản phẩm nội thất có kiến trúc đẹp, độc đáo, làm sản phẩm tham quan cho du khách khi đến thăm bảo tàng này.

Trước đây,  du khách chỉ biết đến Quảng Ngãi là một dãy đất đầy nắng gió và là điểm nối trong hành trình du lịch Việt Nam. Chính con người nơi đây đã đánh thức tiềm  năng để Quảng Ngãi trở thành một nàng tiên đẹp sau giấc ngủ dài. Đến Quảng Ngãi hôm nay, hứa hẹn nhiều điều lý thú ….

Chia tay với hành trình hoài cổ và tạm biệt Chu Lai, chúng tôi chuẩn bị cho một điểm đến mới, mục tiêu chính của chặng đường xa. Đó là đảo Lý Sơn, nơi đang lưu giữ những bằng chứng lịch sử hùng hồn về chủ quyền biển đảo Việt Nam.

 

Lý Sơn không chỉ đơn thuần là vùng đất đảo, mà còn là cái nôi của đội hùng binh Hoàng Sa, là nơi lưu giữ những bằng chứng sống về chủ quyền lãnh hải Việt Nam trên biển Đông …

Lý Sơn với  những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,  công trình kiến trúc cổ độc đáo như: đình làng An Hải, đền thờ, nhà trưng bày lưu niệm hải đội Hoàng Sa khiêm quản Bắc Hải, những hiện vật quý khẳng định chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa ….

Thu Trang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *