Bên bờ hạnh phúc

Nghề làm bún là nghề truyền thống vốn có từ lâu và đến nay vẫn tiếp tục duy trì, phát triển. Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, nghề làm bún ngày càng được các cơ sở cải tiến quy trình sản xuất, tăng năng suất và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo sự yên tâm cho người tiêu dùng.

 Ở thành phố Vĩnh Long (TPVL) trước kia nghề sản xuất bún đều bằng thủ công, công việc  nặng nhọc và chủ yếu là của người phụ nữ. Ngày nay, công nghệ phát triển, máy móc  thay thế cho con người nên người làm bún đỡ vất vả hơn.

 

Năm 2008, gia đình bà Lưu Kim Phụng  đầu tư gần 400 triệu đồng để đầu tư thiết bị sản xuất bún theo quy trình khép kín, một điều mới mẻ lúc bấy giờ. Hầu hết các công đoạn sản xuất đều được máy móc thực hiện, từ xử lý nguyên liệu như vo gạo, xay bột đến trộn bột và hấp bún thành phẩm. Đặc biệt là khâu hấp bún. Thay vì đốt trấu theo kiểu truyền thống, thiết bị này sử dụng lò nén hơi rất hiệu quả. Ưu điểm là bún chín đều, có độ dai, không cần nguyên liệu phụ gia, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và nhất là đáp ứng yêu cầu vệ sinh môi trường. Nhờ vậý, sản phẩm bún làm ra tăng cả về số lượng và chất lượng.

 

Tuy nhiên, để làm ra sợi bún ngon và đảm bảo chất lượng không chỉ đòi hỏi công nghệ hiện đại mà nó còn đòi hỏi cả sự tinh tế trong cách pha chế và kinh nghiệm của người làm nghề. Bún ngon là loại bún không có vị chua, sợi trắng và không đục. Bún sản xuất hợp vệ sinh sẽ có thời gian sử dụng từ 24 giờ đến 48 giờ.

Chính nhờ mô hình sản xuất bún theo quy trình khép kín này đã giúp cho các cơ sở hàng ngày có thể sản xuất ra từ 500 đến 700 kg bún thành phẩm. Ngoài ra, những ngày lễ, tết tăng đến 800 kg bún, đáp ứng nhu cầu thưởng thức các món ăn ngon của người dân. Mặt khác, với sự hỗ trợ của máy móc đã giúp cho công việc của những người thợ trở nên đỡ nặng nhọc hơn và có nguồn thu nhập tương đối ổn định.  

 



      

Hiện, TPVL có khoảng 10 cơ sở sản xuất bún các loại. Ngoài các cơ sở sản xuất bún nhỏ theo hình thức hộ gia đình thì một số cơ sở sản xuất bún đã mạnh dạn thay đổi dần công nghệ sản xuất, đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại. Vì vậy, nghề làm bún trên địa bàn ngày càng phát triển, sản phẩm đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong và ngoài tỉnh.

Nghề làm bún đang dần chuyển đổi theo hướng tích cực, qua đó đem lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình ở TPVL. Nghề làm bún còn góp phần duy trì một món ăn ngon của người Việt, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Trần Diệu- Hữu Thành 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *