Bên bờ hạnh phúc

Vĩnh Long từng có làng nghề gốm truyền thống và nghề đóng tàu một thời hưng thịnh. Hai ngành nghề này đã góp phần tạo nên thế mạnh cho phát triển kinh tế của tỉnh nhà, đóng góp đáng kể cho ngân sách địa phương hàng năm, tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng ngàn lao động. Tuy nhiên, hai năm trở lại đây, do ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế, hai ngành này đang gặp rất nhiều khó khăn.

Huyện Mang Thít hiện chỉ còn khoảng 12 DN SX gốm hoạt động cầm chừng

 

Đến các lò gốm ven tuyến sông Măng vào những ngày này, mọi người sẽ có cảm nhận chung là không khí vô cùng buồn tẻ. Bởi lẽ, hầu hết lò gốm đều đã ngưng sản xuất. Thật khó ai ngờ rằng một ngành nghề sản xuất được xem là thế mạnh và là sản phẩm đặc trưng của cả tỉnh nhưng hiện nay lại rơi vào tình trạng khó khăn. Thời hưng thịnh, huyện Mang Thít có khoảng 69 doanh nghiệp sản xuất gốm ngày đêm thì nay chỉ còn 12 doanh nghiệp hoạt động cầm chừng. Phần lớn doanh nghiệp đã bỏ nghề, chọn ngành nghề khác, hoặc sản xuất gạch cầm chừng để chờ đợi thời cơ.

Có nhiều nguyên nhân để lý giải cho thực trạng này: không có đơn hàng, khó tiếp cận tín dụng, nguồn sét không còn và hiện tại không còn công nhân để sản xuất do tất cả đã chuyển nghề. Đến thăm các lò gốm bây giờ, hầu hết các chủ doanh nghiệp gốm đều từ chối tiếp xúc vì họ chưa tìm ra một hướng đi mới cho ngành nghề của mình.

 

Còn đối với các doanh nghiệp đóng tàu, đã hơn 1 năm nay không có đơn hàng đóng mới. Thay cho cảnh làm việc nhộn nhịp ngày đêm, người đóng chỉ cần đổi tài là có thể lời một hai trăm triệu đồng thì hiện nay, các xưởng đóng tàu đều rơi vào tình trạng bỏ không như thế này. Toàn tỉnh hiện có 10 doanh nghiệp đóng tàu, tập trung chủ yếu ở ven tuyến công nghiệp Cổ Chiên thuộc huyện Mang Thít thì nay chỉ còn tồn hai doanh nghiệp.

Từ năm 2010 đến nay, doanh nghiệp này cho biết chỉ mới nhận được 1 đơn hàng sửa chữa xà lan và không có một đơn hàng đóng mới nào. Do vậy, lượng công nhân nay chỉ còn 1/ 10 do không có việc để làm.

Nghề đóng tàu, sà lan trên tuyến công nghiệp này bị đình đốn kể từ khi việc khai thác và vẫn chuyển cát sông từ Campuchia đóng cửa. Lãi suất ngân hàng tăng cao trong khi nhu cầu vận chuyển sụt giảm do ảnh hưởng suy thoái kinh tế đã làm cho nghề đóng tàu mai một.

 

Khó khăn của các ngành nghề này đã trực tiếp tác động đến sự phát triển kinh tế của địa phương và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Đáng quan tâm là tại huyện Mang Thít, hai ngành nghề này hàng năm đóng góp đến 75 % ngân sách cho địa phương. Việc đình trệ sản xuất như hiện nay cũng là một khó khăn cho việc thu ngân sách địa phương bởi lẽ đến thời điểm này, ngành thuế huyện Mang Thít chỉ mới thu đạt 40% so với dự toán được giao. 

Quốc Dũng- Kim Phụng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *