Bên bờ hạnh phúc

Đây là chuồng nuôi rắn mối của gia đình anh Lê Chí Hưởng ở xã Mỹ Hòa huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre. Diện tích nhỏ nhưng hiệu quả rất khá.

 

Sống bằng nghề nông quanh năm vất vả, nên từ rất sớm, cha mẹ anh Hưởng đã hướng cho con cái phải chăm chỉ học hành để có nghề nghiệp tốt hơn. Ước mơ học tập của anh vừa hoàn thành thì nỗi bất hạnh lớn lại đến . Năm 2008, anh Hưởng vừa nhận bằng tốt nghiệp đại học thì cha anh qua đời do một cơn bạo bệnh. Là con trai trưởng trong nhà, anh Hưởng phải cùng mẹ gánh vác việc gia đình để lo sự nghiệp cho 2 em nhỏ. 

 

Với tấm bằng ĐH ngành Điện tử viễn thông, anh Hưởng cố gắng ở lại TP HCM làm việc được 3 năm, khi người em út vừa hoàn thành Đại học thì anh trở về quê nhà tạo dựng sự nghiệp mới. Bởi theo anh Hưởng, với kiến thức mới vừa học được, nếu vận dụng tốt vào nghề nông cũng sẽ có cơ hội thành công như bao ngành nghề khác. Thế là, anh và một số người bạn nghĩ ra cách nuôi rắn mối. Tháng 9 năm 2010, anh bắt về trên 2.000 con giống nuôi trong ô chuồng chưa đầy 30 m2này. Đến nay, dù chưa tròn 01 năm nhưng đàn rắn mối đã sinh sản thêm và  anh thu hoạch được gần 9.000 con, trong đó anh bán gần 6.000, thu nhập trên 80 triệu đồng; còn lại trong chuồng trên 5.000 con. Đàn rắn mối đang tiếp tục sinh sản những lứa mới với sản lượng cao hơn nhiều so với trước đây, hứa hẹn một kỳ thu hoạch rất khá cho gia đình anh.

Anh Lê Chí Hưởng

 

Anh Hưởng cho biết, rắn mối không khó nuôi, hao hụt  thấp, thức ăn dễ kiếm và cũng rẻ tiền, do vậy lợi nhuận cũng khá cao. Mỗi con rắn mối khi nuôi đến bán thịt được thì tốn chi phí khoảng 5.000 đồng. Với giá hiện nay, tính ra mỗi con người nuôi thu lãi gần 10.000 đồng. Cho nên, nhiều bà con xung quanh đã đến học hỏi và áp dụng mô hình này .

Hiện nay,  địa phương anh cũng đang có chính sách để nhân rộng mô hình, theo đó, anh Hưởng và những người bạn cũng đang tìm đầu ra cho loài  động vật hoang dã này ngày càng  ổn định hơn.

Thúy Hằng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *