Bên bờ hạnh phúc

 

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, để đảm bảo sức khỏe cho người lao động trước tình hình giá cả tăng cao, Chính phủ sẽ quy định doanh nghiệp hỗ trợ tiền ăn giữa ca cho người lao động tối thiểu là là 15.000đồng/bữa/người và tối đa là 730.000đồng/tháng/người.

Theo đại diện Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết, hiện nay Nhà nước không quy định doanh nghiệp phải hỗ trợ tiền ăn giữa ca cho người lao động, trừ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được trích không quá 620.000 đồng/tháng, tương đương 23.850 đồng/bữa/người. Song, thực tế các doanh nghiệp đều hỗ trợ tiền ăn giữa ca với mức phổ biến 8.000-12.000 đồng/bữa/người.

Tuy nhiên, trước tình hình giá cả tăng cao ( giá lương thực, thực phẩm 6 tháng đầu năm 2011 tăng 18,68%), mức chi tiền ăn ca hiện nay của các doanh nghiệp khó đảm bảo sức khỏe cho người lao động. 

Vì thế, Chính phủ sẽ quy định doanh nghiệp hỗ trợ tiền ăn giữa ca cho người lao động tối thiểu là 15.000 đồng/bữa/người.

Riêng doanh nghiệp 100%  vốn nhà nước tiếp tục thực hiện mức hỗ trợ ăn giữa ca tối đa 620.000 đồng/tháng. Từ 1/1/2012, mức hỗ trợ này tối đa sẽ là 730.000 đồng/tháng.

Chủ trương này đã nhận được sự đồng tình cao từ sở lao động địa phương và ban quản lý khu công nghiệp các tỉnh.

Theo ông Ngô Chí Hùng, Phó ban quản lý Khu công nghiệp chế xuất Hà Nội, với mức hỗ trợ từ 8.000 đến 12.000 như hiện nay, suất ăn của công nhân chỉ toàn cơm với cơm. Với những suất ăn như vậy,  rất khó để tái tạo sức lao động và nâng cao năng suất lao động.

Còn ông Bùi Hồng Mai, Phó ban quản lý Khu công nghiệp Bắc Ninh thì cho rằng, nên đặt ra quy định rõ ràng về tiền ăn giữa ca. Bởi, khi đã có quy định, doanh nghiệp buộc phải thực hiện và họ sẽ có trách nhiệm hơn với đời sống công nhân.

Trước đó, Tại Hội thảo lấy ý kiến đóng góp về đề xuất điều chỉnh tiền lương, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội xem xét, trình Chính phủ mức tiền lương tối thiểu từ ngày 1/10/2011.

Theo đó, mức lương tối thiểu vùng I – 2.200.000 đồng/tháng; vùng II – 2.000.000 đồng/tháng; vùng III – 1.800.000 đồng/tháng và vùng IV là 1.600.000 đồng/tháng.

Theo ông Trần Văn Tư – Trưởng phòng Cơ chế chính sách của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, theo khảo sát thì mức tiền lương bình quân thấp nhất của người lao động làm việc trực tiếp ở Hà Nội và TPHCM trong khoảng từ 2,2 triệu – 2,5 triệu VNĐ/tháng, ở một số địa phương trong khoảng từ 1,8 triệu – 2,2 triệu VNĐ/tháng.

Với mức tiền lương này và trong bối cảnh chỉ số giá tiêu dùng gia tăng, đời sống người lao động khá eo hẹp (vì tiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước và các nhu yếu phẩm đều tăng).  

Theo VnMedia 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *