Bên bờ hạnh phúc

Sài Gòn chắc chẳng mấy ai nghĩ rằng ngoài trái ra, khổ qua còn có thể ăn được cả lá. Lá khổ qua có thể ăn như rau mà cũng có thể dùng nấu canh. Khổ qua thường trồng theo rẫy, sau vườn, trước nhà hoặc trên sân thượng nên rất dễ thu hái lá. Muốn có một nồi canh khổ qua ngon nên chọn những lá lành lặn, đọt non càng tốt, đem rửa sạch, cũng có thể cho thêm trái xắt mỏng nấu chung với lá nếu thấy cần.

Trước khi nấu, cho cá trê nguyên con vào nồi nước đang sôi. Đến khi cá chín mới vớt ra giẻ lấy thịt, ướp thêm nước mắm, tiêu, hành và chút bột nêm (không cần bột ngọt và đường vì hai loại này sẽ làm mất đi hương vị đặc trưng của lá khổ qua). Kế đến cho hết lá khổ qua vào nồi và sau cùng là cá đã ướp sẵn. Canh lá khổ qua nấu cá trê vừa đắng vừa ngọt, một vị ngọt đậm đà, không giống với bất cứ loại rau nào khác.

Trái và lá khổ qua là món ăn nên thuốc nhất. Khổ qua có nơi còn gọi là mướp đắng, tên khoa học là Momordica charantia L, một loại dây leo không những trồng để ăn trái mà còn dùng lá để nấu canh. Ngon nhất là nấu với cá trê vàng. Theo sách cổ Đông y, khổ qua có vị đắng, tính hàn, không độc. Trái và lá đều có thể làm thức ăn, còn là vị thuốc mát chữa được ho và sốt. Nước ép của lá khổ qua còn dùng làm thuốc có tác dụng chữa giun.

Theo sgtt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *