Bên bờ hạnh phúc

CHẤN THƯƠNG NGHIÊM TRỌNG

Tai nạn ô-tô, đánh nhau, trượt chân trên cao hay một vài sự cố bất ngờ nào đó đều có thể dẫn đến chấn thương nghiêm trọng. Nếu xảy ra, cần ngay lập tức tiến hành cấp cứu. Tính chất tổn thương khác nhau, vị trí chấn thương khác nhau thì phương pháp cấp cứu cũng khác nhau. Cần gọi ngay xe cấp cứu đưa đi bệnh viện. Nếu có chảy máu thì lập tức tìm cách cầm máu, nếu ngừng hô hấp thì tiến hành hô hấp nhân tạo, nạn nhân hôn mê thì đặt nạn nhân nằm kiểu phục nguyên.

Chấn thương vùng cổ

Chấn thương ở vùng cổ, triệu chứng ban đầu có thể không đáng sợ lắm, nhưng hậu quả lại rất nghiêm trọng. Xương cột sống cổ gãy hay sai vị trí có thể gây tử vong hay tê liệt suốt đời. Nghi ngờ cổ bị chấn thương hay gãy xương, ngoại trừ tình huống vô cùng khẩn cấp, nói chung không được tùy tiện di chuyển nạn nhân, nhất là không được di chuyển vùng đầu nạn nhân để tránh làm tổn hại nặng dây thần kinh tủy sống.

+ Dặn nạn nhân không được nhúc nhích, thử vê bấm đầu mút chi dưới hay chi trên nạn nhân. Nếu không có cảm giác đau thì chứng tỏ tình hình nghiêm trọng. Khi nhân viên y tế đến, cần nói rõ khả năng tổn thương cột sống cổ. Khi di chuyển nạn nhân, cố gắng giảm thiểu những cử động ở cổ nạn nhân. Để một người chuyên khiêng đỡ cổ nạn nhân, những người khác khiêng đỡ phần thân nạn nhân, cũng đồng thời di chuyển nạn nhân lên cáng.

+ Không được đệm lót cao vùng đầu của nạn nhân.

+ Nếu ngừng hô hấp thì ngay lập tức tiến hành hô hấp nhân tạo nhưng động tác cần cẩn thận, tốt nhất đừng thay đổi tư thế của nạn nhân.

+ Cho dù hôn mê cũng không được chuyển sang dạng nằm kiểu phục nguyên. Chỉ nên dùng tay hay dụng cụ hút đờm để loại bỏ các vật gây chướng ngại trong khoang miệng.

(sưu tầm)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *