Bên bờ hạnh phúc

Đánh nhau, thương tổn bên ngoài, tai nạn xe cộ và một số bệnh nội khoa có thể dẫn đến chảy máu nhiều. Chảy máu có hai loại là chảy máu trong và chảy máu ra ngoài cơ thể. Chảy máu ra ngoài cơ thể dễ được kịp thời phát hiện, còn như chảy máu do gan, lách vỡ hay ở một vài bệnh nội khoa có khi ban đầu không nhìn thấy dấu vết thương tích ở bên ngoài, chỉ đến khi xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng toàn thân thì mới phát hiện được. Biểu hiện chủ yếu là tứ chi ẩm lạnh, mồ hôi lạnh nhễ nhại, sắc diện nhợt nhạt, đứng ngồi bất an, tâm trạng bứt rứt.

Nếu có thương tổn hay bệnh dễ chảy máu, bất chợt xuất hiện triệu chứng bộ phận thì cho dù bên ngoài không thấy triệu chứng chảy máu cũng nên nghĩ đến khả năng chảy máu, cần áp dụng ngay các biện pháp tích cực. Nói chung, chỉ cần chẩn trị kịp thời thì phần lớn sẽ không dẫn đến chết người.

+ Nếu có dị vật đâm vào trong da, cần xem dị vật lớn – nhỏ mà áp dụng các phương pháp thích hợp. Các vật nhỏ có đầu nhọn như kim… thì cẩn thận lấy ra rồi ấn nén. Nếu dị vật khá lớn mà vị trí gần đó có thể có mạch máu lớn thì không nên để nạn nhân cử động. Ấn nén vết thương xung quanh dị vật, trước tiên tiến hành cầm máu, sau đó tìm cách băng bó vết thương rồi đưa đi bệnh viện.

+ Nếu vết thương bên ngoài chảy máu thì nén lên vết thương, nếu vết thương ngăn cách bởi quần áo thì cẩn thận cắt lớp quần áo làm lộ vết thương ra, sau đó dùng khăn, bông hút sạch nước nén ở trên vết thương. Cũng có thể dùng ngón tay hay gốc bàn tay trực tiếp ấn nén. Không được đột ngột xé mạnh quần áo hay đồ lót thấm ở trên vết thương để tránh làm chảy máu nhiều hơn.

+ Nếu vết thương dài thì ấn nén giữa hai mép vết thương để vết thương khép lại, cầm máu rồi đưa nạn nhân đi bệnh viện.

Nếu thấy chảy máu vết thương đã giảm bớt, có thể dùng khăn sạch (hay mấy cái khăn tay) phủ lên rồi băng bó lại, đồng thời đừng đụng chạm tới chỗ bị thương.

+ Nếu miệng, mắt, mũi của nạn nhân bị tổn thương, thấy có chảy máu thì rất có thể là trong đầu hay ngực bị tổn thương nghiêm trọng, cần ngay lập tức đưa đi bệnh viện. Lúc này không nên dùng cách ấn ép để cầm máu vì cách này vô hiệu, cũng đừng gắng sức hay lắc đưa qua lại. Di chuyển nạn nhân như thế chỉ làm chảy máu nặng hơn.

+ Kê, đỡ chỗ bị thương cao hơn vị trí tim để giảm thấp huyết áp cục bộ, giảm bớt chảy máu.

+ Nếu động mạch chi trên – dưới chảy máu nhiều thì quấn dải băng cầm máu ở trên vết thương, nhưng cách này chỉ hãn hữu hãy dùng. Hơn nữa, sau một khoảng thời gian (nói chung không quá 15 phút), cần nới lỏng dải băng để tránh đầu mút của tứ chi bị hoại tử do thiếu máu.

+ Cũng có thể dò tìm động mạch ở vùng trên vết thương rồi nén chặt nó. Sau khi nén lại 10 phút thì thả lỏng lại 2 – 3 phút để tránh đầu mút của tứ chi bị hoại tử do thiếu máu.

+ Nếu nạn nhân do tĩnh mạch chi dưới căng gập, dẫn đến chảy máu, màu máu đỏ đậm, tối thì để nạn nhân nằm xuống, dùng cách ấn nén cầm máu rồi dùng dải băng quấn buộc, gác cao chân, để vị trí chân cao hơn vị trí tim và đầu.

+ Nếu bị tổn thương từ bên ngoài hay cơ thể có mắc bệnh mang tính xuất huyết, tuy không thấy máu chảy ra ngoài cơ thể nhưng xuất hiện triệu chứng kể trên thì cần lập tức đặt nạn nhân nằm ngang rồi gọi ngay xe cấp cứu, đưa nạn nhân đi bệnh viện.

+ Nếu sự cố xảy ra bất ngờ trong bóng tối, lúc đó sẽ không biết rõ có chảy máu hay không. Có thể dùng tay sờ nắn khắp thân thể. Nếu phát hiện có chất lỏng dính bết, lại có mùi máu tanh thì có thể là chảy máu, cần cấp tốc xử lý ngay.

+ Nói chung, khi chảy máu đều cần đến bệnh viện để được xử lý tốt, nhất là khi chảy máu nhiều hay nghi ngờ chảy máu nhiều cần gọi ngay xe cấp cứu, nhanh chóng đưa nạn nhân đi bệnh viện. Nếu vết thương do tổn thương từ bên ngoài thì cho dù máu ngừng chảy cũng cần đến bệnh viện để thầy thuốc xử lý sạch vết thương, tránh viêm nhiễm.

+ Nếu chảy máu mũi đơn thuần thì xem mục “Chảy máu mũi”.

+ Chảy máu nhiều khiến nạn nhân sợ hãi lúng túng. Lúc này vừa tiến hành cấp cứu khẩn cấp, vừa cần an ủi, động viên nạn nhân, nói với họ là nhân viên cấp cứu sẽ đến ngay lập tức, sẽ không có gì nguy hiểm cả. Người cấp cứu không được do dự, sợ hãi. Như thế chỉ làm nặng thêm bệnh tình của nạn nhân.

+ Khi bị chảy máu, nói chung không nên ăn, nhưng chắc chắn, nạn nhân sẽ cảm thấy bị khát, miệng khô. Có thể cho nạn nhân uống chút nước chín pha muối loãng để tạm thời bổ sung lượng nước trong cơ thể.

+ Cho dù máu đã ngừng chảy cũng nên ít di chuyển, động đậy.

+ Nếu đã dùng dải băng băng bó vết thương mà sau đó, máu lại thấm ra thì cũng đừng lột bỏ dải băng ban đầu, mà nên quấn bó bên ngoài thêm một dải băng nữa.

+ Khi máu đã ngừng chảy cũng đừng tự lột bỏ dải băng, mà nên giao cho thầy thuốc xử lý vì có khi máu lại chảy ra lại.

(sưu tầm) 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *