Bên bờ hạnh phúc

Những thói quen không tốt thường ngày sẽ lấy đi sức lực của con người bởi vậy hãy lưu ý và tránh xa 7 thói quen xấu mà con người thường mắc phải.

1. Mất ngủ kinh niên



Theo dữ liệu thống kê những năm 60, trung bình một người một ngày nên ngủ 8 tiếng, nhưng ngày nay con số này chỉ còn 6,5 tiếng. Chúng ta ngày càng ngủ ít hơn do tốc độ của cuộc sống hiện đại khiến chúng ta bận rộn hơn. Bởi vậy ngày nay rất nhiều người ngủ không điều độ, rất nhiều người không có những giấc ngủ ngon là do ảnh hưởng của stress.

Do công việc bận rộn nhiều người chọn cách ngủ bù vào những ngày cuối tuần. Vào ngày nghỉ họ có thể ngủ từ sáng đến chiều nhưng cách ngủ như vậy lại không hề có tác dụng. Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Northwestern University, bang Illinois, Mỹ đã xác minh rằng việc ngủ bù như vậy không thể bù lại những giấc ngủ đã mất. Cơ thể con người cần thoả mãn việc ngủ hàng ngày, việc ngủ bù như vậy chỉ khiến chúng ta mệt mỏi, căng thẳng và tăng cân.

2. Thay đổi thường xuyên chế độ ăn kiêng

Ăn kiêng được chia làm 3 loại. Một là ăn kiêng giảm béo thành công, hai là ăn kiêng thất bại rồi thôi không ăn kiêng nữa, ba là kiên tục ăn kiêng hết kiểu này sang kiểu khác hoặc ăn đi ăn lại một kiểu.

Nhóm thứ 3 sẽ là những người sẽ rơi vào tình trạng nguy cơ không tốt. Họ là những người luôn cảm thấy nản lòng bởi họ không bao giờ hoàn thành một chương trình ăn kiêng nào. Điều này khiến họ ngày càng lựa chọn những chế độ ăn kiêng nghêm ngặt hơn và thường xuyên rơi vào tình trạng đói.

Ăn kiêng phải điều độ và mọi cố gắng giảm cân chỉ có thể thành công khi bạn kết hợp với luyện tập thể thao.

3. Không khám bác sĩ khi có những cơn đau lặp đi lặp lại

Một số người thường xuyên lười đi khám bác sĩ khi có vấn đề về sức khoẻ. Họ thường nghĩ hôm nay đau nhẹ như vậy ngày mai nó sẽ tự hết. Nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị chứng suy nhược, hội chứng tiền trầm cảm và đau lặp đi lặp lại có chung một điểm. Nó được gọi là hội chứng kém thích nghi gồm yếu cơ, không ngon miệng và giảm khả năng tình dục gây ra suy giảm hoạt động vật lý, mất ngủ, kém tập trung. Bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức làm giảm chất lượng cuộc sống.

4. Uống quá nhiều cà phê

Uống một cốc cà phê sẽ tốt cho sức khoẻ nhưng nếu bạn uống 10 cốc thì sẽ có tác dụng ngược lại. Rõ ràng cà phê là chất gây nghiện và nếu bạn càng uống nhiều bạn sẽ càng cần nhiều hơn để cảm thấy thoải mái. Càng sử dụng các đồ uống có chất caffein thì càng làm tiêu hao lượng nước trong cơ thể. Nếu như không thể bỏ thói quen uống cà phê, bạn nên uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất, tuy nhiên cũng không nên uống quá nhiều nước trong một ngày. Mỗi ngày 8 cốc nước (khoảng 2 lít) được coi là mức ổn định và tốt nhất bạn nên dùng càphê một cách điều độ.

5. Thường xuyên sử dụng nước tăng lực

Các loại nước uống tăng lực sẽ phản tác dụng nếu coi đó như thứ đồ uống thường ngày. Khi uống loại nước này chúng ta hấp thụ một lượng lớn caffeine, taurin và sâm. Cơ thể chúng ta đôi lúc cần được bù lại cũng như tạm dừng những kích thích này. Nước uống tăng lực thường tác động đến gan, hệ thần kinh, tim và mạch máu.

Nếu bạn thường xuyên uống nước tăng lực thì có thể gây ra nghiện và lâu dài có thể bị mất tác dụng tăng lực.

6. Thiếu khí trời

Việc thiếu khí trời thường do chúng ta thường xuyên ở trong nhà làm giảm biến hoá dinh dưỡng và tăng mệt mọi. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đi bộ và hít thở một chút không khí trong lành sau những giờ làm việc. Với những người này họ nên thử theo một số cách khác. Bạn có thể uống các loại cocktail oxygen đặc biệt hoặc thử hay thay đổi cách thở. Nếu cả ngày bạn thường thở không sâu thì nên tranh thủ thở sâu vài phút. Hãy thở sâu từ từ hoặc tập cách nghỉ ngơi thông qua các kỹ năng thở.

7. Giảm các hoạt động thể chất

Không hoạt động nhiều không có nghĩa là bạn bảo toàn được năng lượng. Thay vào đó, cơ bắp của bạn sẽ mất lực do bạn không luyện tập, bởi vậy mà bạn cũng mất năng lượng. Ngoài việc giảm nguy cơ bệnh tim và suy nhược, các hoạt động thể chất còn giúp kéo dài tuổi thọ.

Theo nutifood

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *